Dạng đặc biệt Màu_lông_ngựa

Ngựa bạch

Một con ngựa Bạch thuần chủng của Anh với đặc trưng là môi hồng, dái hồngMột con ngựa bạchMột con ngựa trắng

Ngựa bạch là giống ngựa với bộ lông trắng muốt, có thể dễ nhận biết giữa ngựa bạch thuần chủng và ngựa lai. Để phân biệt hai loại ngựa trắng (ngựa kim) và ngựa bạch đều có màu trắng thì ngựa bạch tốt và chuẩn thì toàn thân ngựa da có màu trắng hồng hoặc trắng mây, da ngựa trắng hồng, xung quanh viền mắt màu hồng, có màu đồng thau hay thau đồng, môi trắng hồng, con ngươi có màu đỏ hồng, ban đêm soi đèn có màu đỏ rực. Cả bốn móng có màu trắng ngà, các bộ phận như mũi, miệng, bộ phận sinh dục đều có màu hồng nhuận hay hồng đỏ[6][7][8]

Để nhận biết ngựa bạch thuần chủng và ngựa trắng (ngựa kim) thông thường thì phải hội tụ đầy đủ các yếu tố có 6 điểm chính như: Mắt có màu trắng mây hay còn gọi là mắt mốc, chung quanh có một vòng màu đồng lửa, khi mặt trời đứng bóng mắt bị lòa, thậm chí trong đêm, mắt bắt ánh sáng đèn đỏ như đốm lửa. Các lỗ tự nhiên (lỗ ở bộ phận sinh dục, mũi, mõm) có màu hồng đỏ, bốn chân có móng sừng trắng ngà, màu cước ánh bạc hoặc thì 9 lỗ trên người đều có màu trắng, hồng đồng thau trong khi ngựa trắng thường thì vành mắt có màu đen. Chỉ thiếu một trong những đặc điểm trên thì đã bị loại khỏi ngựa bạch thuần chủng, lúc ấy chỉ còn được gọi là ngựa kim. Vào giờ chính Tuất (20 giờ) dùng đèn chuyên dụng soi vào đồng tử ngựa bạch phải chuyển từ hình tròn sang hình dạng chữ nhật nằm ngang mới chính là ngựa bạch.

Màu trắng tuyền trong hỗn hợp màu sắc là trội nhưng đặc biệt, không tồn tại dưới dạng đồng hợp (WW) mà chỉ tồn tại dưới dạng dị hợp Ww. Trong thực tế có thể kiểm tra hiện tượng này vì không có con ngựa nào trắng hoàn toàn, hoàn hảo vì xen lẫn với các lông trắng, bao giờ cũng có một ít lông màu khác ở bụng, ở bờm, ở đuôi, ở mang tai càng thấy rõ hơn. Gen màu trắng ở ngựa không những là gen dị hợp (trong đó W là trội) trong một bộ gen hỗn hợp tác động qua lại (epitatique) mà còn chịu ảnh hưởng của hai đột biến không có lợi. Đột biến gây chết hay nửa gây chết (lethal, semi-lethal) nên con trắng có thể gây chết khi còn là bào thai.

Đột biến gây bạch tạng (albinos), ngựa bạch tạng có màu trắng tuyền nhưng ở bẹn, ở bụng thường phơn phớt hồng và con mắt, mi mắt thường đỏ, con vật có vẻ không chịu ánh sáng gắt. Một kểu gen khác (Cream gen) cũng thể hiện màu sắc khá giống với đặc điểm ngựa bạch, chỉ khác là ngựa có màu mắt xanh và màu lông da vẫn tồn tại màu vàng nhạt (pale golden), màu này rất dễ nhầm lẫn với ngựa bạch. Trong một quần thể ngựa bao giờ ngựa trắng các loại cũng ít hơn các loại ngựa màu sắc khác. Ở một số vùng núi hẻo lánh, nơi có đường sá giao thông không thuận lợi việc giao lưu chưa được rộng rãi, nên tỷ lệ ngựa màu trắng có thể cao hơn, đó có thể là do nguyên nhân giao phối cận huyết lâu dài của một quần thể ít được chọn lọc.

Ngựa Bạch có nhiều đặc điểm khác với ngựa mầu: Toàn thân mầu trắng, các lỗ tự nhiên mầu hồng, đặc biệt 12 giờ trưa ngựa Bạch có hiện tượng mù mầu trong khoảng 30 phút. Ngựa bạch tạng thường không có khả năng sinh sản, ngựa con màu trắng sinh ra thường bị chết (hội chứng OLWS). Đột biến hai nucleotid (TC353-354AG) trong gen Endothelin-B receptor (EDNRB) liên quan với hội chứng chết của ngựa con màu trắng (OLWS-overo lethal white symdrom). Đột biến dẫn đến thay đổi axit amin từ Isoleusine sang Lysine của G- protein couple receptor. Hội chứng ngựa con chết được phát hiện là do đột biến đồng hợp tử, do bố mẹ mang kiểu gen dị hợp tử.

Trên đàn ngựa 945 con màu trắng cho thấy tất cả ngựa con có hội chứng OLWS là dạng đồng hợp tử của đột biến endothelin-B receptor Ile118Lys và không tìm thấy ngựa trưởng thành mang kiểu gen đồng hợp tử này. Màu lông trắng được liên kết chặt chẽ với kiểu gen EDNRB. Kiểm tra ADN (kiểu gen EDNRB) là cách duy nhất để xác định chắc chắn liệu các con ngựa màu trắng có thể sinh ra ngựa con bị mắc hội chứng OLWS hay không. Có 4 đột biến độc lập trong gen KIT ở ngựa chịu trách nhiệm về kiểu hình màu lông trắng trội trong nhiều giống ngựa. Trong 7 họ ngựa nghiên cứu, chỉ duy nhất một họ ngựa trắng có mang các đột biến trong kiểu gen. Những đột biến được phát hiện mới đây gồm hai đột biến dịch khung, hai đột biến nhầm nghĩa và ba đột biến về vị trí ghép cặp (c.338-1G>C; c.2222-1G>A; c.2684+1G>A).

Một con ngựa bạch (ngựa trắng trội)

Trong chăn nuôi, nhiều ngựa con sinh ra mang màu lông trắng là do bị bạch tạng. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc phân biệt giữa ngựa bạch và ngựa bạch tạng. Việc phân biệt được giống ngựa bạch và ngựa bạch tạng. Từ đó, giúp người chăn nuôi ngựa có thể loại bỏ ngựa bạch tạng ra khỏi đàn ngựa giống để tránh sinh ra ngựa con bị chết. Do đó nghiên cứu các gen MC1R, ASIP, EDNRB của ngựa là cơ sở khoa học cho việc xác định kiểu gen quy định màu sắc lông ngựa và phân biệt, chọn lọc đúng giống ngựa bạch không bị nhầm với ngựa bị bạch tạng. Trong quá trình nhân giống đàn ngựa bạch thường dễ bị nhầm lẫn giữa các cá thể ngựa bạch và những cá thể ngựa bị bạch tạng cũng có màu lông trắng, mà những cá thể ngựa bạch tạng thường sinh ra ngựa con bị chết.

Thực tế, số lượng alen của gen KIT của ngựa được mô tả đến mức độ phân tử là nhiều hơn bất kỳ các gen nào khác ở các loài vật nuôi khác. Qua các kết quả trên cho thấy sử dụng các kỹ thuật di truyền phân tử như giải trình tự gen, PCR-RFLP đã xác định được các kiểu gen quy định các màu sắc lông khác nhau ở ngựa. Đặc biệt, từ kết quả nghiên cứu có thể phân biệt được giống ngựa bạch và ngựa bạch tạng. Từ đó, giúp người chăn nuôi ngựa có thể loại bỏ ngựa bạch tạng ra khỏi đàn ngựa giống để tránh sinh ra ngựa con bị chết. Do đó nghiên cứu gen EDNRB của ngựa là cơ sở khoa học cho việc xác định kiểu gen quy định màu sắc lông ngựa và phân biệt, chọn lọc đúng giống ngựa bạch không bị nhầm với ngựa bị bạch tạng.

Sử dụng kỹ thuật PCR-RFLP từ cặp mồi ps2/hex1 cho thấy sản phẩm PCR là 155 bp. Cắt sản phẩm PCR bằng enzym giới hạn BfaI cho thấy ngựa trắng mang alen chết có hai băng 136 bp và 19 bp, nhưng ngựa bình thường sản phẩm PCR không bị cắt. Nhân sản phẩm PCR từ cặp mồi ps4/ps5 sản phẩm PCR là 90 bp. Cắt sản phẩm PCR bằng enzỵm giới hạn Sau 3AI cho thấy ngựa mang alen chết không bị cắt, nhưng ở ngựa bình thường sản phẩm PCR được cắt thành hai băng 70 bp và 20 bp. Trên đàn ngựa 945 con màu trắng cho thấy: tất cả ngựa con có hội chứng OLWS là dạng đồng hợp tử của đột biến endothelin-B receptor Ile118Lys và không tìm thấy ngựa trưởng thành mang kiểu gen đồng hợp tử này.

Ngựa vằn

Một con ngựa vằn tai lừa

Ngựa vằn là một trong những động vật thuộc họ nhà ngựa có sắc lông đặc biệt với những sọc vằn đặc trưng. Ngựa vằn có tầm vóc như ngựa nhà, lông có các vằn trắng xen nâu đen, sống thành từng đàn nơi hoang dã tại rừng núi sa mạc thuộc các nước châu Phi. Ngựa vằn là một giống ngựa rất đặc biệt, thường sống ở vùng thảo nguyên và hoang mạc châu Phi, khác với những họ hàng của mình, ngựa vằn có một bộ lông với hai màu đen trắng, bố trí thành các sọc từ đầu đến chân. Những vằn đen trắng so le nhau của ngựa vằn có nhiều tác dụng hơn chỉ là để trang trí nhưng chúng có tác dụng rất lớn trong việc ngụy trang khi hòa lẫn vào những đồng cỏ xavan rộng lớn hoặc khi đi cả đàn với nhau sẽ hòa thành 1 khối khổng lồ, gây hoang mang cho kẻ thù.

Một con ngựa vằn hoangNgựa vằn tai lừa

Hiện còn tồn tại ba nhóm ngựa vằn:

  • Ngựa vằn hoang Hartmannn dễ nhận biết nhờ cái yếm dưới họng
  • Ngựa Vằn Tai Lừa (Equus grevyi) có nhiều vằn hẹp và tai thẳng giống tai lừa, phủ đầy lông dầy, đây là loài ngựa vằn dễ dạy hơn cả được thuần hóa như ngựa để cỡi hay kéo xe tại các nước Abyssini, nam Sydan, Đông Phi, Somali.
  • Ngựa vằn Grant: Là nhóm ngựa vằn đông đảo và ở rãi rác khắp Châu Phi, có các vằn đen trắng rất đẹp, đặc biệt trên mõm có một đóm nâu, sống lẫn lộn với Linh Dương và các loài thú ăn cỏ.

Màu sắc đặc biệt này của ngựa vằn có tác dụng rất lớn giúp chúng tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt tại châu Phi. Màu sắc đen trắng xen kẽ giúp chúng làm giảm tới 70% nhiệt của ánh Mặt trời hấp thụ vào cơ thể. Cách bố trí các sọc trên cơ thể ngựa vằn cũng rất độc đáo, nó tạo ra các dấu hiệu riêng cho mỗi con ngựa vằn giống như dấu vân tay của con người. Còn đối với ngựa vằn thì đó là các sọc ở vai hoặc cổ, giúp chúng nhận biết các thành viên trong đàn. Dù vậy màu sắc sặc sỡ của ngựa vằn có thể thu hút các loài thú ăn thịt khác như sư tử hay linh cẩu.

Những vết sọc trên thân hình con ngựa vằnNgựa vằn được cho là có màu đen sọc trắng chứ không phải là màu trắng sọc đenNhững sọc của ngựa vằn

Tuy nhiên thực chất thì các sọc đen trắng này lại giúp ngựa vằn đánh lạc hướng các loài này. Khi những con ngựa vằn đứng tập hợp lại với nhau, với số lượng các sọc đen trắng lớn có thể đánh lừa các loài ăn thịt khác. Giống như một dạng ảo ảnh quang học, khiến cho 10 con ngựa vằn đứng gần nhau trông giống như một khối khổng lồ để đánh lừa các loài ăn thịt và khiến chúng không dám tới gần, các sọc đen trắng của ngựa vằn có tác dụng rất lớn, giúp chúng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt và trước các loài thú ăn thịt.

Có thể nói, ngựa vằn châu Phi đã sử dụng các sọc trên bộ lông để làm lóa mắt những kẻ thù săn mồi, các sọc trắng đen xen kẽ trên bộ lông có tác dụng tạo ra ra ảo giác che giấu cử động của một con ngựa vằn và bảo vệ nó trước việc bị tấn công, các sọc trên bộ lông ngựa vằn không chỉ gây rối cho những động vật săn mồi lớn như sư tử, mà còn có ảnh hưởng đối với cả ruồi và sâu bọ. Các sọc chạy theo hướng dễ nhận biết trên phần hông và các sọc chạy dọc hẹp hơn trên lưng và cổ của một con ngựa vằn đã tạo ra những tín hiệu chuyển động bất ngờ, gây nhầm lẫn cho các đối tượng quan sát, đặc biệt là trong một đàn ngựa vằn.

Các sọc trên bộ lông ngựa vằn cũng tạo ra kiểu ảo giác này, giúp bảo vệ chúng trước sự dòm ngó của kẻ thù săn mồi và côn trùng gây hại, những dấu hiệu đặc trưng trên bộ lông ngựa vằn nhằm giúp chúng xua đuổi ruồi ngựa, loài chuyên hút máu và lây lan bệnh truyền nhiễm, các sọc trắng đen không hấp dẫn với những côn trùng hút máu này vì chúng phản xạ ánh sáng theo một cách nhất định.Các giả thuyết khác về chức năng của các sọc vằn này là những tín hiệu giao tiếp cộng đồng hoặc lớp nguỵ trang lúc bình minh và chạng vạng ở môi trường sống đồng cỏ.

Sọc vằn ở ngựa có thể để làm mát cơ thể. Những đường kẻ sọc có thể giữ mát cho ngựa vằn trong điều kiện môi trường sống ngột ngạt. Ngựa vằn có sọc kẻ đen và sọc kẻ trắng xen kẽ lẫn nhau, nhiệt độ là một yếu tố dự báo quan trọng, tác động đến những đường kẻ sọc trên thân ngựa vằn. Ngựa vằn ở khu vực có nhiệt độ lạnh theo mùa thường có ít vằn hơn so với những con sống ở nơi có nhiệt độ ấm, sự khác nhau về đường sọc trên da ngựa, mối liên quan giữa các dạng sọc vằn và 29 đặc điểm môi trường, mức độ phân chia sọc vằn trên da ngựa có tỷ lệ tương quan với thời tiết nóng, ở những nơi có môi trường nóng hơn, ngựa vằn thường có nhiều sọc vằn hơn.

Sọc vằn có thể tạo ra các dòng đối lưu nhiệt trong vùng không khí xung quanh cơ thể con ngựa. Không khí chuyển động nhanh hơn trên vùng sọc màu đen (hấp thụ ánh sáng Mặt Trời), chậm hơn trên sọc màu trắng, và tạo ra luồng không khí làm mát. So với linh dương sống ở gần đó, có kích thước tương tự nhưng khác nhau về màu lông, ngựa vằn có thân nhiệt thấp hơn. Sọc vằn có thể bảo vệ ngựa vằn trước nguy cơ bị các loài động vật ăn thịt tấn công, nhờ tạo ảo ảnh quang học. Nhiều ý kiến khác nhận định đây là yếu tố liên quan đến hoạt động giao phối, hoặc giúp chúng tránh được mầm bệnh từ ruồi.[9]

Các sọc chéo rộng bên hông, đường kẻ sọc hẹp trên lưng và cổ ngựa vằn gây ra ảo giác cho người xem khi con vật di chuyển, đặc biệt trong một đàn ngựa vằn lớn. Điều này giúp đánh lạc hướng động vật ăn thịt, làm sai lệch quá trình tiếp cận của động vật ký sinh, những sọc của ngựa vằn còn giúp chúng giảm bớt cái nóng của châu Phi khi không phải hấp thụ toàn bộ nhiệt lượng ánh sáng mặt trời như những con ngựa đen thuần túy.Trên thực tế, những vằn vện đen trắng của loài này có thể coi là những món quà từ thiên nhiên, không có bất cứ một con ngựa vằn có sọc giống con khác, mỗi cá thể đều là độc nhất.Cũng chính vì thế nên chỉ một giờ sau khi sinh, ngựa vằn có thể nhận biết được mẹ của mình qua những sọc đen trắng đó.

Cho đến nay, các nhà khoa học mới chỉ tìm hiểu được một phần nào đó về màu sắc đặc biệt này của ngựa vằn, có không ít thắc mắc rằng, thực chất thì ngựa vằn là màu trắng sọc đen hay màu đen sọc trắng. Nếu chỉ dựa vào quan sát bằng mắt khó để trả lời được điều này, vì các sọc đen và trắng được phân bố rất đều nhau trên toàn bộ cơ thể của chúng. Tuy nhiên, những nghiên cứu về các tế bào sắc tố dưới lớp da của chúng có thể giúp xác định màu sắc thực của chúng, trong đó có nghiên cứu về các tế bào melanocyte dưới da có vai trò sản xuất sắc tố màu lông.

Đối với ngựa vằn cũng vậy, các tế bào melanocyte này quyết định màu sắc của chúng. Dựa trên việc phân tích các tế bào sắc tố này trong giai đoạn phôi thai của ngựa vằn, màu đen của ngựa vằn là kết quả của kích hoạt sắc tố bởi tế bào melanocyte, trong khi đó màu trắng là kết quả của sự ức chế sắc tố. Điều đó cũng có nghĩa là màu đen chính là màu sắc chính của loài ngựa vằn, còn các sọc trắng là kết quả của sự ức chế các tế bào melanocyte khiến cho chúng không tạo ra được màu đen và do đó có các sọc trắng.

Trong suốt quá trình tiến hóa, để tránh cái nắng oi bức của châu Phi, cũng như để ngụy trang, đánh lạc hướng kẻ thù, từ loài có một màu mà ngựa vằn đã tiến hóa để có thêm các sọc đen trắng. Đây mới là màu chính xác của ngựa vằn. Ban đầu, ngựa vằn có màu trắng, bộ lông này phù hợp với khí hậu nắng nóng của châu Phi, nhưng do nhiều kẻ thù (thịt của ngựa vằn có giá trị dinh dưỡng cao, thu hút nhiều loài ăn thịt) nên bộ lông chuyển có thêm vằn đen để dễ di chuyển, cho nên nó là ngựa trắn có vằn đen. Các tế bào biểu bì melanocyte nằm dưới da là thứ có vai trò quan trọng, quyết định đến màu sắc của ngựa vằn. Dựa trên quá trình phân tích các tế bào melanocyte này trong thời kỳ phôi thai của ngựa vằn. Chính sự kích hoạt sắc tố bởi tế bào melanocyte tạo nên màu đen cho ngựa vằn, trong khi đó, các màu trắng tồn tại được là do sự ức chế sắc tố, khiến chúng không tạo được màu đen.

Điều đó cũng mang lại câu trả lời dễ hiểu là ngựa vằn có màu đen là chính, trên đó là các vằn trắng. Vì một số ngựa vằn có lông trắng ở bụng nên người ta tưởng trắng là màu chính, còn các sọc đen là thứ mô hình thêm vào. Nhưng nếu chúng ta cạo lông một con ngựa vằn, ta sẽ thấy lớp da màu đen bên dưới. Khi còn là phôi đang phát triển trong tử cung, nó tuyền một màu đen. Các sọc trắng sau này mới nổi lên, giúp ngựa vằn đánh lạc hướng các loài thú dữ khiến chúng không dám tới gần. Khi những con ngựa vằn đứng tập hợp lại với nhau, các nhà khoa học cho rằng với số lượng các sọc đen trắng lớn có thể đánh lừa các loài ăn thịt khác. Như một dạng ảo ảnh quang học, 10 con ngựa vằn đứng gần nhau trông giống như một khối khổng lồ.

Biến thể

Có những giống ngựa hiếm có bộ lông đẹp.

Một con ngựa Việt Nam với bộ lông khoang (ngựa Chuy)
  • Ngựa Việt Nam: Màu sắc lông của ngựa Việt khá đa dạng, các màu chủ yếu là vàng, vàng nhạt, vàng thẫm, hồng, tía, xám, nâu, đen, lang đen. Lông bờm, lông đuôi và tứ chi thường có màu đen hoặc là màu thẫm hơn màu lông ở trên thân. Lông thay đổi màu sắc theo thời tiết để thích hợp với ngoại cảnh. Mùa hè lông ngựa ngắn và bóng mượt, mùa đông lông dài và thô. Ở Việt Nam, ngựa Việt thường để bờm trán rất dài, bờm dọc cổ ngựa thì xén ngắn, chót lưng lại để dài, để mấy sợi lông lòa xòa trước trán, đỉnh đầu húi cua, sau gáy lại để dài như bờm, con ngựa đẹp, bờm phải dày rậm, chân bờm phẳng đều tăm tắp, mọc đều thẳng đứng trên cổ ngựa như một cái bàn chải.
  • Ngựa đốm hay ngựa Dalmatian hay còn gọi là ngựa đốm, đây là giống ngựa hiếm của nước Anh với bộ lông trắng điểm đốm đen dày đặc. Bộ lông của chúng khiến những con ngựa Dalmatian trở nên đặc biệt quý và cũng đặc biệt đắt.
Ngựa khoang Pinto
  • Ngựa Pinto hay còn gọi là ngựa khoang, đây là giống ngựa nổi tiếng với bộ lông khoang đen trắng ấn tượng, đẹp độc quyền mà không có giống ngựa nào khác có được. Pinto có nghĩa là piebald có nghĩa là hai sắc không đều, ngựa khoang, nhiều màu sắc, lốm đốm.
  • Ngựa Buckskin Pinto (ngựa khoang da hoẵng) giống ngựa lai sở hữu cả hai vẻ đẹp hình thể mềm mại quyến rũ và bộ lông loang màu siêu đẹp.
Silver Dapple
  • Ngựa Silver Dapple Pinto, loài ngựa này là một trong số những loài ngựa đứng top đầu trong bảng danh sách những con ngựa mỹ miều nhất bởi bộ lông khoang điểm hoa văn. Lông đuôi dài mượt, màu trắng và cả bốn chân đều mọc lông dày điệu đà khiến chúng nổi bật khi xuất hiện ở bất cứ nơi đâu.
  • Ngựa đốm xám Dappled Grey đúng như tên gọi có một bộ lông xám, loang những đốm trắng rất thú vị, không một con ngựa nào có thể sở hữu bộ lông đặc biệt như thế.
Một con ngựa lông da hoẵng
  • Ngựa lông da hoẵng là những con ngựa thuộc giống Buckskin (da hoẵng) có một bộ lông độc đáo, cả mình đều nâu đen, chỉ có phần bụng màu vàng ngà khiến nó trông chẳng khác nào một cốc cà phê sữa đậm đặc. Chúng còn có vẻ đẹp đặc biệt với bộ lông màu nâu vàng óng ả cùng với những điểm nhấn ở chân, đuôi và bờm đen tuyền.
Ngựa Haflinger
  • Ngựa Palomino (tên chỉ màu, không phải chỉ nòi) có màu lông vàng, bờm và đuôi trắng, như ở con ngựa lùn Haflinger từ nước Áo. Ngựa Haflinger là một giống ngựa được nuôi nhiều tại Áo và miền bắc Italia. Giống ngựa này nổi tiếng với bộ lông nâu đỏ tuyệt đẹp kết hợp hài hòa với bờm và đuôi màu trắng.
Ngựa qua Huyết Hãn Mã
  • Ngựa Akhal-Teke là giống ngựa có bộ lông mượt như nhung, ánh kim đẹp tuyệt vời. Cùng với dáng dấp cao ráo, kiêu kỳ, đây được coi là một trong những loài ngựa đẹp nhất thế giới.
  • Ngựa Sabino là giống ngựa có vẻ đẹp quyến rũ và bộ lông loang màu đặc trưng.
Perlino
  • Ngựa giống Perlino xinh đẹp như một cô nàng tóc vàng quyến rũ và gợi cảm.
  • Ngựa Chimera là giống ngựa có bộ lông nâu đỏ pha đen, nhấn nhá những khoang trắng đặc biệt luôn khiến những con ngựa khác ghen tị với bộ lông đẹp của mình.
  • Ngựa Blue Roan (lựa bích lang), giống ngựa hiếm với bộ lông xám, xanh đen lôi cuốn. Đây là một trong những loài ngựa mà bất cứ người yêu ngựa nào trên thế giới đều muốn có. Roan có nghĩa là ngựa lang.
  • Ngựa Anh: Nòi ngựa này có tầm vóc cao lớn, từ 1m4 tới 1m5, nặng tới 400 ký, gồm Hồng Mã (màu nâu đỏ) và Bạch Mã (màu lông trắng). Hiện nòi Bạch Mã Anh rất quý hiếm, luôn được sử dụng trong các cuộc thi tài thế vận.
Ngựa xám pha đen
  • Ngựa xám là loại da đen, có lông trắng pha đen, như con ngựa lùn Connemara từ Ailen.
  • Ngựa đốm xám xuất hiện khi các lông xám sẫm tạo thành các vòng đốm trên nền xám nhạt hơn, như ở con ngựa Orlov Trotter từ nước Nga (ngựa nước kiệu Orlov).
  • Ngựa hạt dẻ có màu nâu đỏ, với các mức độ đậm nhạt khác nhau, như ở con Ngựa nước kiệu Pháp (French Trotter) từ xứ Nóocmăngđi, Pháp (ngựa nước kiệu Pháp).
  • Ngựa hồng lông đỏ hồng, bờm và đuôi đen và các "điểm" đen khác (tai, cẳng chân, mõm) như con ngựa hồng Cleveland này từ nước Anh.
  • Ngựa nâu có lớp lông nâu pha đen, bờm, đuôi và cẳng chân nâu, như ở con ngựa Nonius này từ Hungari.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Màu_lông_ngựa http://www.hancockhorses.com/article-roanQHNews.pd... http://www.vgl.ucdavis.edu/services/coatcolor.php http://www.vgl.ucdavis.edu/services/coatcolorhorse... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/soc-van-o-ng... http://www.animalgenetics.us http://www.animalgenetics.us/CCalculator1.asp http://cstc.cand.com.vn/The-gioi-di-thuong/Dan-ngu... http://dantri.com.vn/suc-khoe/cao-ngua-bach-khong-... http://daidoanket.vn/PrintPreview.aspx?ID=75438 http://infonet.vn/noi-moi-con-ngua-co-gia-ban-hang...